Có thể bạn chưa biết


Sóng hài là một hiện tượng không mong muốn xảy ra trong hệ thống điện, gây ra nhiều vấn đề như giảm hiệu suất hoạt động của thiết bị, tăng chi phí bảo trì và thậm chí làm hỏng các thiết bị điện. Để ngăn chặn và giảm thiểu tác động của sóng hài, việc lựa chọn đúng thiết bị lọc sóng hài là rất quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách lựa chọn thiết bị lọc sóng hài phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn.

sóng hài

Tìm hiểu về nguyên nhân và đặc điểm của sóng hài: tại đây

CÁCH GIẢM SÓNG HÀI TRONG DÒNG ĐIỆN

Để ngăn sóng hài trong dòng điện, chúng ta có thể áp dụng nhiều cách khác nhau. Việc ngăn sóng hài có thể thực hiện thông qua các giải pháp như: thiết kế hệ thống điện ngay từ đầu, chọn các thiết bị điện không gây ra sóng hài, hay sử dụng các công nghệ tiên tiến có khả năng giảm sóng hài,...  Hoặc lắp thiết bị lọc hài chuyên dụng để giảm thiểu tác động của sóng hài lên thiết bị điện hoặc ngăn chặn hài lây lan.
Bộ lọc sóng hài là một trong những giải pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn sóng hài. Có hai loại chính:

  • Bộ lọc sóng hài thụ động: Sử dụng các thành phần như cuộn cảm và tụ điện để lọc sóng hài. Loại bộ lọc này thường được sử dụng trong các ứng dụng đơn giản với chi phí thấp, sử dụng các thành phần như cuộn cảm và tụ điện để lọc sóng hài. Giải pháp này mang lại hiệu quả không cao và không thể đáp ứng thông tư 30 BCT.

  • Bộ lọc sóng hài chủ động: Sử dụng các thiết bị điện tử công suất để tạo ra sóng hài đối lập từ bậc 2 đến bậc 50, giúp giảm thiểu sóng hài một cách hiệu quả hơn và hoàn toàn tự động. Bộ lọc sóng hài chủ động như thiết bị lọc hài Ultra AHF có khả năng xử lý nhiều sóng hài bậc cao cùng lúc với hiệu suất 99% và cải thiện chất lượng điện năng.

PHÂN TÍCH, SO SÁNH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP LỌC SÓNG HÀI HIỆU QUẢ

Các giải pháp ngăn chặn sóng hài bao gồm cả phương pháp chủ động và thụ động.

Phương Pháp Chủ Động

Phương pháp chủ động sử dụng các thiết bị điện tử công suất tiên tiến để kiểm soát và giảm thiểu sóng hài. Các thiết bị này có khả năng phát hiện và tạo ra các tín hiệu bù để khử sóng hài một cách linh hoạt và hiệu quả. Một trong những công nghệ chủ động phổ biến nhất là bộ lọc sóng hài chủ động (Active Harmonic Filter - AHF):

Nguyên lý hoạt động: sử dụng các bộ vi xử lý và mạch điện tử để phân tích dòng điện, điện áp và phát hiện các thành phần sóng hài. Sau đó, nó tạo ra các sóng hài đối lập với sóng hài trong hệ thống để khử chúng, giúp dòng điện trở về trạng thái hình sin bình thường.

Ưu điểm:

  • Hiệu quả cao: Khả năng loại bỏ sóng hài lên đến 95-97%.

  • Linh hoạt: Có thể tự động điều chỉnh để phù hợp với các thay đổi trong hệ thống điện.

  • Tổn hao thấp: hiệu suất hoạt động lên đến 99%.

  • Độ bền và độ tin cậy cao: Do sử dụng công nghệ tiên tiến, các bộ lọc chủ động thường có tuổi thọ dài và ít yêu cầu bảo trì.

  • Ứng dụng: Thường được sử dụng trong các hệ thống điện phức tạp, nhà máy công nghiệp, trung tâm dữ liệu và các tòa nhà lớn, nơi yêu cầu sự ổn định và chất lượng điện cao.

Phương Pháp Thụ Động

Phương pháp thụ động sử dụng các thành phần điện cơ bản như cuộn cảm (inductor), tụ điện (capacitor) và điện trở (resistor) để lọc sóng hài. Các bộ lọc thụ động có thiết kế đơn giản hơn so với các thiết bị chủ động và thường được sử dụng trong các ứng dụng có yêu cầu không quá cao về kiểm soát sóng hài. Dưới đây là chi tiết về các bộ lọc thụ động:

Nguyên lý hoạt động: Bộ lọc thụ động được thiết kế để tạo ra một mạch LC cộng hưởng với bậc sóng hài cần giảm bớt. Mạch điện này sẽ hấp thụ bớt bậc sóng hài trong hệ thống.

Ưu điểm:

  • Chi phí thấp: Bộ lọc thụ động thường rẻ hơn nhiều so với bộ lọc chủ động.
  • Đơn giản trong lắp đặt và bảo trì: Do không có các thành phần điện tử phức tạp, việc lắp đặt và bảo trì các bộ lọc thụ động khá dễ dàng.
  • Hiệu quả cho các ứng dụng đơn giản: Phù hợp với các hệ thống điện đơn giản không yêu cầu kiểm soát sóng hài quá chặt chẽ.

Nhược điểm:

  • Hiệu quả không đáng kể.
  • Chỉ lọc được vài bậc hài.
  • Hiệu quả lọc giảm theo thời gian.
  • Tăng thêm tổn hao nhiệt từ cuộn cảm.
  • Ứng dụng: Thường được sử dụng trong các hệ thống điện nhỏ, các thiết bị gia dụng, hoặc các ứng dụng công nghiệp không đòi hỏi cao về kiểm soát chất lượng điện.

SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA BỘ LỌC SÓNG HÀI THỤ ĐỘNG VÀ CHỦ ĐỘNG KHI TÍCH HỢP VỚI VSD

Variable speed drives (VSD) là thiết bị dùng để điều khiển tốc độ động cơ bằng cách thay đổi điện áp đầu vào hoặc tần số điện áp đầu vào.

So sánh hiệu quả sử dụng của 2 loại lọc sóng hài khi có VSD
Tiêu chí so sánh VSD + DC Reactor VSD + AHF
Khả năng lọc hài < 30%

Đảm bảo < 5%

Khả năng làm việc trong môi trường có sóng hài Không

Lắp đặt

Đấu nối tiếp
(Kích thước tủ lớn, tỏa nhiệt cao)

Đấu nối song song
(Kích thước nhỏ)

Rủi ro sự cố
(Cháy nổ, tiếng ồn,...)

Có nguy cơ
(Ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thống điện)

An toàn tuyệt đối
(Hệ thống không bị ảnh hưởng)

Chi phí
(Bảo trì, thay thế phát sinh từ Reactor)

Cao Thấp
Tuổi thọ 2-3 năm 10 năm
Bảo hành 1 năm 1 năm
Tiêu hao điện năng - Siêu tiết kiệm
Giám sát từ xa Không

Để đảm bảo mức sóng hài dòng điện < 5% tại ngõ vào  VSD, không thể dùng phương pháp lọc thụ động, mà chỉ có thể dùng VSD loại cao cấp có mức sóng hài thấp - giá thành cao hoặc VSD dòng thường kết hợp với bộ lọc sóng hài chủ động hiệu suất từ 97% ( tương tự Ultra AHF) để chống lây lan sóng hài ra lưới điện.

5 BƯỚC LỰA CHỌN BỘ LỌC SÓNG HÀI CHO NHÀ MÁY ĐÃ VẬN HÀNH

  1. Đánh giá hiện trạng: Thực hiện một đánh giá toàn diện về hệ thống điện hiện tại của nhà máy. Xác định các vấn đề và mức ảnh hưởng của sóng hài. Ở giai đoạn này bạn có thể lựa chọn những đơn vị chuyên đánh giá và triển khai giải pháp lọc sóng hài, tiến hành đo đạc một cách chính xác nhất.Tham khảo dịch vụ khảo sát hiện trạng sóng hài của Mun Hean tại đây
  2. Xác định nhu cầu: Xác định rõ ràng nhu cầu của nhà máy về việc giảm sóng hài. Chỉ lọc sóng hài để đáp ứng Thông tư 30 BCT hoặc lọc sóng hài để đảm bảo vận hành ổn định của nhà máy.
  3. Lựa chọn giải pháp lọc sóng hài phù hợp: Đánh giá các giải pháp có sẵn trên thị trường và xem xét xem chúng có phù hợp với nhu cầu và điều kiện của nhà máy không. Hiện nay các bộ lọc sóng hài công suất cao từ 97-99% được bán rộng rãi trên thị trường, nhà máy nên ưu tiên chọn những bộ lọc sóng hài với khả năng tương thích cao, mang lại hiệu quả tức thì và tiết kiệm chi phí về lâu dài. Dưới đây là một so sánh về chi phí tiêu thụ điện của các bộ lọc có hiệu suất 97% và bộ lọc sóng hài Ultra AHF hiệu suất 99% do Mun Hean phân phối:

    chi phí đầu tư AHF
  4. Triển khai và kiểm tra: Sau khi đã chọn bộ lọc sóng hài phù hợp, triển khai và kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo rằng bộ lọc hoạt động hiệu quả và không gây ra bất kỳ vấn đề nào khác trong hệ thống điện của nhà máy.
  5. Đánh giá hiệu suất: Theo dõi và đánh giá hiệu suất của bộ lọc sóng hài sau khi triển khai để đảm bảo rằng nó đáp ứng được mục tiêu và nhu cầu ban đầu của nhà máy.

Tham khảo các bộ lọc sóng hài hiệu suất cao, nhỏ gọn của Mun Hean tại đây

4. Kết Luận

Lựa chọn thiết bị lọc sóng hài phù hợp là một bước quan trọng để đảm bảo hệ thống điện vận hành ổn định, hiệu quả bảo vệ hệ thống điện và các thiết bị điện khỏi tác động tiêu cực của sóng hài. Việc lựa chọn phương pháp và thiết bị lọc sóng hài thích hợp sẽ giúp nhà máy hoạt động không gián đoạn, đồng thời tăng tuổi thọ thiết bị trong nhà máy và tiết kiệm chi phí vận hành về lâu dài.

 

Bài viết liên quan

Cài Đặt Relay Bảo Vệ Đúng Cách: Giải Pháp Toàn Diện Cho Hệ Thống Điện

Tìm hiểu cách cài đặt relay bảo vệ đúng chuẩn để tăng...

HƯỚNG DẪN CHỌN THIẾT BỊ BẢO VỆ, CHỐNG SÉT LAN TRUYỀN SPD

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ cách chọn lựa thiết bị...

Danh mục sản phẩm

Giải pháp của chúng tôi

Bài viết gần đây

DỊCH VỤ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THU SÉT PHÁT TIÊN ĐẠO...

Khi hệ thống chống sét truyền thống dựa trên nguyên lý Franklin...

0848116600